Những Lưu Ý Khi chăm Sóc Mèo Sau Khi Tiêm

Những Lưu Ý Khi chăm Sóc Mèo Sau Khi Tiêm

Tại sao phải tiêm phòng cho mèo?

Đối với mèo, sau khi sinh ra vài giờ. Mèo con sẽ phải hấp thu kháng thể từ mẹ thông qua sữa mèo mẹ. Đây sẽ là những kháng thể nền tảng đầu tiên để bảo vệ mèo con khỏi các bệnh truyền nhiễm. Từ đây chúng sẽ phát triển và củng cố hệ miễn dịch của mèo cho đến khi trưởng thành hoàn thiện.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp kháng thể từ mèo mẹ không thể khích hoạt hệ miễn dịch cho mèo con. Từ đó chúng ta đã giải quyết vấn đề này với việc tiêm phòng cho mèo. Thường là bác sĩ thú y sẽ cho một loạt vacxin khi mèo con đượck hoản 6- tuần tuổi. Lặp lại trong 3-4 tuần cho đến khi kháng thể mèo mẹ yếu đi.

Những kháng thể từ mèo mẹ này là các loại bệnh truyền nhiễm. Thế nên việc chăm sóc mèo sau khi tiêm là vô cùng quan trọng. Ngoài ra hãy tham khảo sự tư vấn đến từ bác sĩ vì tình trạng mỗi chú mèo sẽ khác nhau.

Những Lưu Ý Khi chăm Sóc Mèo Sau Khi Tiêm

Những căn bệnh nguy hiểm ở mèo cần phòng tránh ?

Dưới đây là một số loại bệnh phổ biến ở mèo mà bạn biết. Nhất là khi đang trong quá trình chăm sóc mèo sau khi tiêm.

Bệnh dại:

Hay còn được gọi là Rables. Là một chứng bệnh có thể gây tử vong cao. Gây ra bởi Virus. Lây lan rộng ở cả chó, mèo và con người.  Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Biểu hiện là những hành vi bất thường ở chó mèo.

Bệnh bạch cầu:

Tên gọi khác là Leukemia – Felv. LÀ một chủng Virus gây ra các đặc biết nguy hiểm đối với mèo nhỏ. Có thể gây ra ưng thư và  dẫn đến các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhau. Nguyên nhân do bị ức chế hệ miễn dịch và lây nhiễm qua tủy xương của mèo.

Giảm bạch cầu:

Panleukopenia – hay giảm bạch cầu là bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ lây lan. Các triệu chứng thường thấy là sốt, chán ăn, mất nước, nôn mữa, co giật lạnh, tiêu chảy và thậm chí tử vong. Ở mèo nhỏ thì lại càng dễ tử vong. Có thể bị nhiễm bệnh trực tiếp hay gián tiếp qua con mèo khác.

Bệnh về hô hấp

Nhiều chủng và tên gọi khác cho loại bệnh qua đường hô hấp này. Herpesvirus, Calicivirus, Chlamydophila. Những căn bệnh này chủ yếu lây nhiễm thông qua đường hô hấp. Hoặc có thể gián tiếp như qua thức ăn, nước uống nhiễm Virus. Trực tiếp thông qua nước bọt, dịch mũi, dịch mắt.

>>> Xem thêm: Tại sao mèo kêu rù rù

Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng cho mèo.

  • Tiêm phòng chỉ khi bé đang khỏe mạnh bình thường. Trường hợp mèo đang mang thai thì nên tránh tiêm phòng, nên hỏi kỹ qua bác sĩ.
  • Không tự ý tiêm phòng khi chưa có sự hướng dẫn, cho phép của bác sĩ thú y. Tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.
  • Lưu ý chăm sóc kỹ hơn nhất là sau khi tiêm phòng. Kiêng ăn uống, kiêng tắm trong ít nhất là 1 tuần.
  • Thực hiện tẩy giun cho mèo sau 1 tuần tiêm phòng.

Những Lưu Ý Khi chăm Sóc Mèo Sau Khi Tiêm

  • Đến các địa chỉ uy tín và có trách nhiệm để phòng trường hợp xấu xảy ra.
  • Một số bé đã có tiếp xúc mầm bệnh trong người trước. Nên đặc biệt chú ý, tiêm phòng không qua kiểm tra sức khỏe là điều nên tránh. Hạn chế cho bé còn quá nhỏ chơi với mèo khác vì hệ miễn dịch vẫn chưa khỏe. Nhất là tránh tiếp xúc mèo rừng, mèo hoang trông có vẻ không được khỏe mạnh. Đặc biệt chú ý và chăm sóc mèo sau khi tiêm là ưu tiên hàng đâu.

Chăm sóc mèo sau khi tiêm Vacxin

Bỏ qua phần tiêm phòng vì đây là chuyên môn của bác sĩ. Morri Pet sẽ chia sẽ cho các bạn về quá trình chăm sóc sau khi mèo được tiêm phòng.

Bệnh nhẹ

Sau tiêm, có thể nhiều bé mèo sẽ kén ăn, mệt mỏi thì các bạn không cần lo lắng. Đây hoàn toàn là phản ứng của cơ thể với Vacxin dc tiêm. Tuy nhiên nếu có tình trạng kéo dài hoặc trở nặng thì các bạn nên đưa tới thú y gần nhất để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Sưng vết thương

Vết thương khi tiêm có thể gây sưng nhẹ. Thường thì da mèo nhạy cảm nên sau khi tiêm sẽ phải cần 6-8 tiếng để bớt đau. Có thể chườm đá giúp mèo con giảm đau. Trường hợp vết sưng không có dấu hẹp xẹp đi thì có thể dùng khăn ấm để chườm. Việc này giúp chỗ tiêm được ấm lên và giúp máu tuần hoàn. Tránh nhiễm trùng và áp xe.

>> Xem thêm: Mèo bị viêm lời phải làm sao?

Vấn đề ăn uống

Chế độ dinh dưỡng sau khi tiêm phòng là vô cùng quan trọng. Sau khi được tiêm, bạn sẽ muốn bổ sung dinh dưỡng như thịt, pate, gel dinh dưỡng. Tránh sử dụng quá nhiều sữa, thức ăn dầu mỡ nhân tạo, đồ tanh.

Vấn đề chăm sóc tinh thần

Dành ít nhất một ngày ít nhất vài tiếng để tương tác, vuốt ve theo dõi bé. Chăm sóc mèo sau khi tiêm là giải pháp hữu hiệu và đơn giản nhất bạn có thể làm. Sự quan tâm là yếu tố tác động mạnh mẽ đến tinh thần và sức khỏe của bé. 

Viêm nhiễm

Trong trường hợp bé mèo đã bị áp xe sau khi tiêm thì nguyên nhân là do viêm nhiễm. Trong đó thì quá trình  miễn dịch, bạch cầu và những vi khuẩn bên trong đang phải vật lộn. Những tế bào này bị phân hóa thành mủ tạo thành vết áp xe. Tuy nhiên nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của mèo con.

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255